Sau trận chiến Trận_Hưng_Hóa_(1884)

Sau trận chiến, bên quân Pháp một số bị chết và thường vong. Quân Thanh và quân Cờ Đen số người chết và thương vong, quân khí và quý vật, chắc chắn bị tổn thất nhiều, nhưng vì sử sách không biên chép rõ nên không thống kê được.

Được tin Pháp chiếm đóng Hưng Hóa, triều đình Đồng Khánh liền cử Nguyễn Văn Thi làm Tuần phủ, Bùi Quang Thích làm Bố chính và Lê Ngọc Uẩn làm Án sát, cùng đến đó làm việc dưới quyền kiểm soát của thực dân, nhằm ổn định tình hình và kêu gọi nhân dân thôi kháng Pháp. Nhưng bất chấp lệnh vua, nhân dân miền Tây Bắc đúng lên kháng chiến với cuộc khởi nghĩa Tiên Động ngày 12/5 năm giáp thân (1884) dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Quang Bích. Và năm sau 1885 vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương đã sắc phong cho ông làm Hiệp biện đại học sĩ, lễ bộ thượng thư sung Hiệp thống Bắc Kỳ Quân vụ Đại Thần được toàn quyền chỉ huy chống Pháp ở Bắc Kỳ. Các ông Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật đều đã đén Tiên Đong nhân sắc phong của vua Hàm Nghi và chiếu Cần Vương. Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, phạm Bành, Đàm chí Trạch, vũ Hữu Lợi, lãnh Hoan, Nguyễn Tử Ngôn.... từng đến Tiên Động vào các năm 1885,1886. Đầu năm 1887 Nguyễn Quang Bích cùng Tôn Thất Thuyết trù tính đón vua Hàm Nghi ra Bắc, nên đã dời căn cứ kháng chiến lên Nghĩa Lộ. Tại đây ông được các thổ hào hết sức ủng hộ như Lãnh Năm, Lãnh Tế, Đặng Phúc Thành, Đào Chinh Lục, Cầm Bun Hoan, Đèo Văn Toa, Đèo Văn Trì, Sa văn Nội. Nông Văn Quang, Đổng phúc Thịnh, Cầm Tám, Vương Văn Doan... đã làm nên một cuộc kháng chiến Cần Vương vùng Tây Bắc.